DỖI HƠI hay RỖI HƠI? Dùng sao cho đúng?

Bình chọn của bạn.

DỖI HƠI hay RỖI HƠI? Dùng sao cho đúng?. Xem thêm: Là Gì

Dỗi Hơi hay Rỗi Hơi là từ đúng trong Tiếng Việt? Cách để biết đâu là từ đúng, đâu là từ sai rất đơn giản. Mời bạn cùng www.tranhto24h.comHD khám phá nhé.

Có thể bạn chưa xem:
Dỗi hơi hay Rỗi hơi

DỖI HƠI hay RỖI HƠI? Dùng sao cho đúng?

– Đáp án: RỖI HƠI là từ đúng.

Theo đó, Rỗi hơi được định nghĩa rõ ràng trong từ điển Tiếng Việt (chủ biên: Hoàng Phê). Không chỉ vậy, khi phân tích cụ thể ý nghĩa của các từ đơn RỗiHơi ta cũng thấy ý nghĩa của chúng tạo ra một từ ghép bổ trợ cho nhau hoàn chỉnh.

RỖI HƠI là gì?

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:

Rỗi Hơi là khẩu ngữ (ngôn ngữ nói) ý chỉ một ai hoặc vật nào đó có thời gian và sức lực để làm việc bị coi là vô ích và không có quan hệ gì đến họ.”

Từ đồng nghĩa với Rỗi Hơi: Vô công rồi nghề

Phân tích các từ đơn tạo thành nó ta thấy:

  • Rỗi: là tính từ chỉ trạng thái ít hoặc không có việc gì để làm.
  • Hơi: là danh từ chỉ chất khí, hơi thở, nhịp thở, mùi..Do đó, nếu ghép Rỗi + Hơi thì ta sẽ được từ Rỗi Hơi có thể hiểu là tốn hơi thở (vì phải dùng sức lực) hoặc lời nói của mình cho những việc ít tác dụng hoặc không liên quan tới mình.Khi phân tích ra như vậy chúng ta thấy Rỗi + Hơi tạo thành từ ghép Rỗi Hơi có ý nghĩa rất phù hợp với ý hiểu mà chúng ta hay dùng hằng ngày đúng không bạn?

    Một số ví dụ về từ Rỗi Hơi:

    • Mày rỗi hơi hay sao mà lại đi giúp con bé đó bưng đồ vậy?
    • Những kẻ rỗi hơi thích bàn tán chuyện riêng tư của người khác.
    • Chị rỗi hơi mà quan tâm chuyện nhà hàng xóm làm chi?
    • Sao con không đi học bài mà ngồi rỗi hơi ở đây hóng chuyện?

      DỖI HƠI đúng không?

      DỖI HƠI là từ SAI. Nó không được định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt.

      Để giúp bạn hiểu rõ lý do Vì sao Dỗi Hơi không đúng? Chúng ta cùng phân tích các từ đơn cấu thành nó như sau:

      • Dỗi: Là động từ chỉ thái độ không bằng lòng và tỏ ra như thể không cần đến điều đó/vật đó nữa.
      • Hơi: Là danh từ nói về chất khí nói chung. Đó có thể là lượng hoặc tính chất của khí.Do đó, nếu bạn ghép Dỗi và Hơi để nhằm tạo thành từ ghép thì nó sẽ ra một từ có nghĩa rất “khù khoằm” là: Không bằng lòng với chất khí… nào đó nữa!!Đây quả thực là một cách ghép từ tạo ra nghĩa SAI LẦM vô cùng. Nó không chỉ không hợp logic về nghĩa mà còn không đúng với cách hiểu thông thường của người dân Việt ta về Rỗi Hơi/Dỗi Hơi đúng không ạ?

        Mẹo ghi nhớ tránh bị nhầm về Dỗi/Rỗi

        Để ghi nhớ tốt thì bạn hãy nhớ rằng:

        – Từ Dỗi: chỉ có thể là trường hợp Giận Dỗi hoặc từ đơn Dỗi nhằm chỉ thái độ không hài lòng mà thôi.

        – Từ Rỗi: Sử dụng trong các trường hợp từ ghép còn lại của Tiếng Việt

        Có thể bạn muốn tham khảo:

        • Tựu trung hay Tựu chung?
        • Sa hoa hay Xa hoa?
        • Rảnh dỗi hay Rảnh rỗi đúng?
        • Muồi mẫn hay Mùi mẫn là từ đúng

          Lời kết

          Như bạn thấy, có đôi khi chúng ta chỉ cần phân tích một từ ghép thành các từ đơn và tìm hiểu ý nghĩa của những từ đơn đó xem chúng có bổ trợ hợp lý cho nhau hay không là đã có thể biết được từ ghép đang băn khoăn có phù hợp là từ đúng chính tả Tiếng Việt hay không rồi.

          Mình nghĩ, để khắc phục được tình trạng hay nhầm lẫn chính tả thì việc trọng yếu bạn phải thực hành theo kiểu “chăm hay không bằng tay quen”. Hãy sử dụng từ thật nhiều bằng cách viết lách văn bản thật nhiều. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý để tâm tra cứu các cặp từ dễ nhầm lẫn để sửa sai dần dần.

          Mình tin tưởng bạn sẽ dùng Tiếng Việt ngày một hay và đúng hơn.

          Cảm ơn đã quan tâm bài viết. Chúc bạn thành công!

Là Gì Nổi Bật

Xem thêm:


Giận dỗi hay giận rỗi, Dỗi Hờn, Rối hơi vẫy tay, Rảnh rỗi, Dỗi là gì

Dỗi là gì, Dỗi Hờn, Rối hơi vẫy tay, Giận dỗi hay giận rỗi, Rảnh rỗi, DỖI HƠI hay RỖI HƠI? Dùng sao cho đúng?.

Tìm kiếm nhiều nhất

Bài viết được đề xuất

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x